GÀ RI
Thứ hai - 20/03/2017 10:52
Là sản phẩm của đề tài cấp bộ “ Nghiên cứu chọn lọc một số dòng gà lông màu thả vườn”.
gacon ri
Gà con 
5 Gà Ri 20 10 2022 01
5 Gà Ri 20 10 2022 02
Màu sắc lông đặc trưng lúc 01 ngày tuổi là màu vàng đồng nhất, khi trưởng thành gà mái màu vàng, gà trống màu vàng nâu đỏ. Thân hình gà mái nhỏ gọn, cổ dài, mào đơn; gà trống cổ dài, mào cờ, tích to chảy dài.
 
IMG 6289
Gà sinh sản
IMG 7042
Gà Trống Ri thương phẩm
 
IMG 0494
Gà Ri thương phẩm

KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
1. Nhận gà giống
Tiếp nhận, vận chuyển các hộp gà giống và rải đều trong chuồng, phân đều các hộp gà vào trong quây. Kiểm đếm lại số lượng và đánh giá chất lượng đàn gà trước khi nhập sổ theo dõi.
2. Điều chỉnh mật độ nuôi
Đảm bảo mật độ nuôi rất quan trọng trong chăn nuôi gà vì nếu mật độ nuôi cao sẽ đàn gà sẽ rất dễ mắc bệnh, tỷ lệ đồng đều thấp nhưng nếu mật độ nuôi thấp sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế cao
Giai đoạn 1-7 ngày tuổi: 25-20 con/m2 quây úm,
Giai đoạn 8-14 ngày tuổi: 20-15 con/m2 nền chuồng,
Giai đoạn 15- 42 ngày tuổi: 15-10 con/m2 nền chuồng, 8-5 con/m2 sân chơi.
Giai đoạn 43 ngày tuổi đến giết thịt: 8-6 con/m2 nền chuồng, 4-3 con/m2 sân chơi, 1-2 con/mvườn.
Trong điều kiện thời tiết cho phép từ tuần thứ 3 có thể tập thả ra sân vườn cho gà vận động, ngày đầu cho gà ra sân vườn khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần đến hết tuần thì để gà ra vào tự do. Những ngày trời mưa không nên thả gà ra sân vườn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà.
3. Điều khiển nhiệt độ, độ ẩm và thông thoáng
- Nhiệt độ chuồng nuôi phải đảm bảo:
Giai đoạn 1-7 ngày tuổi:      30-320C
Giai đoạn 3- 6 tuần tuổi:     28-300C
Giai đoạn 8-14 tuần tuổi:     25-280C
Giai đoạn từ 43 ngày tuổi đến giết thịt: 22-250C
- Yêu cầu độ ẩm thích hợp 60-70%, hàng ngày bổ sung thêm chất độn chuồng mới để đảm bảo khô ráo.
- Điều tiết độ thông thoáng: nâng, hạ bạt che hai bên chuồng, tránh gió lùa, mưa hắt.
4. Điều chỉnh ánh sáng
Sử dụng bóng đèn LED để cung cấp ánh sáng cho gà, bóng đèn phải treo cách nền chuồng 2,0-2,5m đảm bảo ánh sáng đều trong chuồng, thời gian chiếu sáng 24/24 giờ trong 4 tuần đầu. Từ tuần tuổi thứ 5 trở đi giảm thời gian chiếu sáng còn 17 giờ, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.
5. Thức ăn, cách cho ăn
- Thức ăn: sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tự phối trộn có thành phần dinh dưỡng như khuyến cáo theo từng giai đoạn phát triển của gà.
- Cách cho ăn: cho gà ăn tự do, theo bữa, để thức ăn luôn được tươi mới, thơm ngon. Trong 2 tuần đầu cho ăn 6-8 lần/ngày, dùng khay ăn hình tròn, hình vuông hoặc chữ nhật, mật độ 70-100 con/máng. Trong hai tuần tiếp theo sử dụng máng ăn dài, giữ khoảng cách 4-5cm/con và cho ăn 6-8 lần/ngày đêm.
Từ tuần thứ 5 trở đi sử dụng máng ăn P50 cho ăn 4-6 lần/ngày, đảm bảo gà luôn có thức ăn trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới và sạch để kích thích tính thèm ăn của gà.
Sử dụng hệ thống máng ăn tự động, khoảng cách 15cm/con, cho ăn 2 lần vào đầu giờ sáng và buổi chiều. Trước khi cho ăn đầu buổi sáng cần vệ sinh máng bằng cách chạy hệ thống băng tải và mở các cửa xả để xả hết chất thải trong lòng máng sau đó đóng lại và chạy cám cho gà ăn.
Cần bố trí đủ máng ăn cho gà được ăn đều. Nếu nuôi trong chuồng thông thoáng tự nhiên, vào những ngày nắng nóng phải cho gà ăn, uống vào sáng sớm và chiều muộn.
6. Cách cho uống
Sử dụng máng galon 2 lít trong 2 tuần đầu, máng 4 lít cho 6 tuần tiếp theo và máng 8 lít từ tuần thứ 9 trở đi hoặc cho uống bằng hệ thống máng tự động. Treo máng uống ngang với lưng gà để gà dễ uống nước, tránh làm rơi vãi nước ra nền chuồng
 Cho gà uống nước sạch và đầy đủ, cho uống ngay sau khi thả gà vào quây, trong 1 tuần đầu bổ sung 5g đường gluco và 1g vitaminC/1lít nước uống (2 lần/ngày xen kẽ với những lần cho uống nước trắng).
7. Quản lý theo dõi đàn gà
- Hàng ngày quan sát đàn gà vào đầu buổi sáng lúc cho gà ăn để có biện pháp xử lý kịp thời khi đàn gà có biểu hiện ăn uống kém hoặc có triệu trứng bị bệnh.
- Ghi chép số liệu đầu con, lượng thức ăn, và biến động đầu con trong ngày, yêu cầu số liệu đầy đủ và chính xác.
 VỆ SINH THÚ Y VÀ PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi
Trước khi nuôi gà 2 tuần phải tẩy rửa vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh, phun thuốc sát trùng, quét vôi nền chuồng, tường và hành lang chuồng nuôi.
Phun khử trùng nền, tường, bạt che kín chuồng trước khi đưa vào sử dụng, đóng kín cửa chuồng nuôi ít nhất 02 ngày.
Vệ sinh thay dung dịch khử trùng khay khử trùng tại cửa ra vào chuồng.
Diệt chuột và các loại côn trùng khu vực xung quanh và chuồng nuôi
Phát quang cây cối xung quanh khu vực chuồng nuôi, làm cỏ, khơi thông cống rãnh và rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi.
2. Vệ sinh thú y trong quá trình nuôi
-  Vệ sinh thức ăn, nước uống
Thức ăn đảm bảo chất lượng, không nấm mốc, đúng hạn sử dụng, nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
Máng ăn phải được rửa sạch, phơi nắng và phun sát trùng hoặc ngâm Iodin 1% định kỳ 1 tháng 1 lần, hàng ngày thay nước uống và rửa máng sạch sẽ.
- Vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh
Chuồng nuôi luôn đảm bảo sạch sẽ, khô ráo. Hàng ngày phải quét, rửa  sân chơi, bể tắm, khơi thông cống thoát nước.
Định kỳ tuần 2 lần phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng nuôi bằng các dung dịch thuốc khử trùng (như Virkon 0,5%, Amocid 0,5%, Iodin 0,5%, ..... )
Hàng ngày quét mạng nhện, bụi bẩn trên tường, lưới và mái chuồng.
Thường xuyên nhổ cỏ, phát quang cây cối quanh khu vực chuồng nuôi.
 Gà chết phải được thu gom và đưa ra khu xử lý chôn sâu rắc vôi bột lên trên và phun khử trùng khu vực chôn hoặc xác gà có thể đốt.
3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
Đầu giờ sáng kiểm tra tổng thể chuồng gà xem tình trạng sức khỏe toàn đàn
Trong khi cho gà ăn, quan sát đàn gà để biết được tình trạng thu nhận thức ăn.
Ghi chép chính xác số con gà chết và loại thải, số lượng thức ăn, việc thực hiện lịch vắc xin, thuốc phòng trị bệnh.
Mổ khám bệnh tích để đưa ra hướng phòng trị bệnh có hiệu quả.
4. Vệ sinh khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi
- Tháo dỡ dụng cụ chăn nuôi đem ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch
- Dọn chất thải, độn lót chuồng đưa ra khu vực chứa phân để ủ nhiệt sinh học
- Quét mạng nhện trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng
- Rửa sạch nền chuồng vách ngăn, bạt che không được để cặn phân dính trên tường và trên nền
 - Quét vôi toàn bộ nền chuồng, tường bao, lối đi hành lang
- Cống rãnh phải được thau rửa và tắc vôi bột.
- Phun sát trùng toàn bộ chuồng và dụng cụ chăn nuôi, bạt che
 - Đóng kín bạt che chuồng và cửa ra vào, phun thuốc sát trùng, ủ chuồng trong thời gian từ 15 ngày đến 30 ngày, sau đó mới được nuôi lứa mới
5.  Xử lý phân gà
Sử dụng quy trình xử lý “lên men yếm khí sinh học”, như sau:
- Toàn bộ phân gà phải được đưa vào bao và buộc kín khi chuyên chở từ chuồng nuôi đến nhà chứa phân.
- Tại nhà chứa phân, phân gà được chất đống hoặc cho vào bao và phủ bạt che kín
- Thời gian ủ phân tối thiểu là 30 ngày.
6. Lịch tiêm phòng vaccine
Lịch phòng bệnh bằng vaccine cho gà thương phẩm
Ngày tuổi Phòng bệnh Cách sử dụng
1
 
Marek Tiêm dưới da cổ
Cầu trùng Nhỏ mồm 
5 Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi
7 Gumboro Nhỏ mắt, mũi
10 Đậu gà Chủng da cánh
15 Cúm gia cầm Tiêm dưới da cổ - 0,5ml
17 Gumboro Nhỏ mắt, mũi 
20 Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi
35-40 Cúm gia cầm
Viêm thanh khí quản truyền nhiễm
Tiêm dưới da cổ - 0,5ml.
Nhỏ mũi
45 Newcastle,
Sưng phù đầu do virus
Tiêm dưới da cổ
Nhỏ mắt, mũi
55 Viêm thanh khí quản truyền nhiễm Nhỏ  mũi
60 Mycoplasma Synoviae Nhỏ  mắt
70 Sưng phù đầu do virus Nhỏ mắt, mũi

Tác giả bài viết: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương

Nguồn tin: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương

 Từ khóa: gà ri

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ĐỊA CHỈ CÁC TRẠM TRỰC THUỘC TRUNG TÂM

  • 1. Trạm nghiên cứu chăn nuôi gia cầm Thụy Phương
    Địa chỉ: Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    Điện thoại: 0969.297.488; Fax: 0243.8385804

  • 2. Trạm nghiên cứu chăn nuôi thủy cầm Cẩm Bình
    Địa chỉ: Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương
    Điện thoại: 0967.210.499; Fax: 0220.3786.475

  • 3. Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên
    Địa chỉ: Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên
    Điện thoại: 0967.841.488

  • 4. Trạm nghiên cứu chăn nuôi Đà Điểu Ba Vì
    Địa chỉ: Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội
    Điện thoại: 0968.813.499

  •  

NCGC Thụy Phương
Địa chỉ:Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:0243.8389773
Fax:0243.8385804
Gmail:giacamthuyphuong@gmail.com
Website:http://www.giacamthuyphuong.vn
© Copyright Thuy Phuong Poultry Research Center

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây