Tầm nhìn và sứ mệnh
Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được đồng thời tiếp tục đẩy mạnh mọi hoạt động quyết tâm đưa Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương trở thành cơ sở nghiên cứu chăn nuôi gia cầm đầu ngành, ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới và là Trung tâm nghiên cứu có tiềm lực khoa học công nghệ cao, có khả năng nghiên cứu chọn tạo ra các giống gia cầm cho năng suất chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi gia cầm của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và phát triển bền vững. Bảo tồn và phát triển các giống gia cầm nội, sản xuất chăn nuôi gia cầm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1. Công tác nghiên cứu khoa học
Đánh giá được tiềm năng sinh học của các giống gia cầm nội nhằm chọn lọc, nâng cao năng suất các các dòng, giống đặc hữu thương hiệu của từng địa phương từ đó phát triển theo xu hướng thị trường gắn với điều kiện sinh thái vùng. Chọn lọc, nhân thuần một số dòng, giống gia cầm nhập nội nhằm ổn định và nâng cao năng suất, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam và có ưu thế cạnh tranh cao. Chọn tạo một số tổ hợp lai có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, trình độ sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng phù với từng giống gia cầm trên cơ sở phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu vùng. Nghiên cứu các biện pháp chế biến thức ăn nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hóa thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng các loại phụ phẩm nông, công nghiệp làm nguồn thức ăn nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, tận dụng tối đa nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp và chế biến thực phẩm, nguyên liệu địa phương, hạ giá thành sản phẩm.
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ trong chăn nuôi gia cầm khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ mới phù hợp trong xử lý môi trường (chất thải chăn nuôi).
2. Công tác chuyển giao TBKT
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung trang trại, chăn nuôi nông hộ theo hướng ưu tiên phát triển gà chăn thả vùng trung du và miền núi nhằm giám sát tốt dịch bệnh, đạt năng suất và giá trị sản phẩm cao.
Phát triển các giống gia cầm có năng suất cao kết hợp chuyển giao kỹ thuật chế biến, sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
Thiết lập hệ thống liên kết theo chuỗi sản phẩm, hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, với chế biến và tiêu thu sản phẩm.
3. Đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất thiết bị
Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn để có thể tiếp cận với công nghệ mới tiên tiến và chuyển giao TBKT vào sản xuất.
Tập trung khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư trong thời gian qua, đồng thời tiếp tục xây dựng các dự án đầu tư mới để nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học, hạ tầng cơ sở xứng tầm với một Trung tâm nghiên cứu đầu ngành của cả nước.
1. Công tác nghiên cứu khoa học
Đánh giá được tiềm năng sinh học của các giống gia cầm nội nhằm chọn lọc, nâng cao năng suất các các dòng, giống đặc hữu thương hiệu của từng địa phương từ đó phát triển theo xu hướng thị trường gắn với điều kiện sinh thái vùng. Chọn lọc, nhân thuần một số dòng, giống gia cầm nhập nội nhằm ổn định và nâng cao năng suất, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam và có ưu thế cạnh tranh cao. Chọn tạo một số tổ hợp lai có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, trình độ sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng phù với từng giống gia cầm trên cơ sở phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu vùng. Nghiên cứu các biện pháp chế biến thức ăn nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hóa thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng các loại phụ phẩm nông, công nghiệp làm nguồn thức ăn nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, tận dụng tối đa nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp và chế biến thực phẩm, nguyên liệu địa phương, hạ giá thành sản phẩm.
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ trong chăn nuôi gia cầm khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ mới phù hợp trong xử lý môi trường (chất thải chăn nuôi).
2. Công tác chuyển giao TBKT
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung trang trại, chăn nuôi nông hộ theo hướng ưu tiên phát triển gà chăn thả vùng trung du và miền núi nhằm giám sát tốt dịch bệnh, đạt năng suất và giá trị sản phẩm cao.
Phát triển các giống gia cầm có năng suất cao kết hợp chuyển giao kỹ thuật chế biến, sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.
Thiết lập hệ thống liên kết theo chuỗi sản phẩm, hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, với chế biến và tiêu thu sản phẩm.
3. Đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất thiết bị
Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn để có thể tiếp cận với công nghệ mới tiên tiến và chuyển giao TBKT vào sản xuất.
Tập trung khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư trong thời gian qua, đồng thời tiếp tục xây dựng các dự án đầu tư mới để nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học, hạ tầng cơ sở xứng tầm với một Trung tâm nghiên cứu đầu ngành của cả nước.
- Đang truy cập9
- Hôm nay677
- Tháng hiện tại49,004
- Tổng lượt truy cập7,706,772