TÌNH HÌNH CHUNG CHĂN NUÔI THÁNG 1/2017

Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT chăn nuôi bò trong tháng 1/2017 phát triển tương đối thuận lợi,ước tính tổng số tổng số bò cả nước tăng 2% – 2,3% so với cùng kỳ năm 2016.

TÌNH HÌNH CHUNG CHĂN NUÔI THÁNG 1/2017

Picture11 300x191

TÌNH HÌNH CHUNG
Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT chăn nuôi bò trong tháng 1/2017 phát triển tương đối thuận lợi,ước tính tổng số tổng số bò cả nước tăng 2% – 2,3% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn đang gặp khó khăn do Trung Quốc đột ngột dừng thu mua khiến sản lượng trong nước bị dư thừa, giá lợn hơi giảm khiến người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số lợn của cả nước tháng 1 năm 2017 tăng 4,7% – 5,2% so với cùng kỳ năm 2016. Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối ổn định, đảm bảo nguồn cung cho thị trường Tết nguyên đán. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 1 năm 2017 tăng 4,5% – 5% so với cùng kỳ năm 2016.
- Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, bò phát triển tương đối thuận lợi. Ước tính tổng số trâu của cả nước tháng 1 năm 2017 giảm 0,1%, tổng số bò tăng 2% – 2,3% so với cùng kỳ năm 2016.
- Chăn nuôi lợn : Giá lợn hơi xuất chuồng đang giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng, tuy nhiên theo ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tháng 1 năm 2017 tăng 4,7% – 5,2% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do người chăn nuôi mở rộng quy mô đàn trong những tháng cuối năm 2016 để xuất khẩu, nhưng hiện tại Trung Quốc đột ngột dừng thu mua khiến sản lượng trong nước bị dư thừa.
- Chăn nuôi gia cầm: Dịch cúm gia cầm không xảy ra, đàn gia cầm phát triển tương đối ổn định, đảm bảo nguồn cung cho thị trường Tết nguyên đán. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 1 năm 2017 tăng 4,5% – 5% so với cùng kỳ năm 2016.

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 16/01/2017, tình hình dịch bệnh trong cả nước diễn biến như sau:
1. Dịch Cúm gia cầm: Trong ngày,không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ cácđịa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm gia cầm.
2. Dịch Lở mồm long móng gia súc
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Lở mồm long móng.
3. Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
4. Nhận định tình hình dịch
Cúm gia cầm:
Do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời. và việc gia tăng vận chuyển, buôn bán gia cầm trong dịp trước và sau Tết Nguyên Đán Đinh Dậu
Lở mồm long móng:
Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Tai xanh trên lợn:
Hiện nay vi rút Tai xanh vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn lợn dễ làm phát sinh dịch bệnh.Trong thời gian tới,có thể tiếp tụcxuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao.Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 2151/TY-DT ngày 24/10/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

Mặc dù Tết Nguyên đán đãgần kề, nhưng giá lợn thiṭ taị Đồng Nai vẫn đang giảm maṇ h và chưa có dấu hiêụ phuc̣ hồi vì cung vươṭ cầu. Hiêṇ giá lợn hơi loaị 80-100 kg/con bán tại trại dao đôṇ g từ 26.000 – 30.000 đ/kg. Vớ i giá lợn hơi như hiêṇ nay, ngườ i chăn nuôi bị lỗkhoảng 1-1,4 triêụ /tạ. Được biết, từ đầu tháng 12/2016, thi ̣trường Trung Quốc ngưng mua lợn thiṭ taị Đồng Nai, khiến số lợn thịt bị dư ra gần 3.000 con/ngày. Tại Vĩnh Long, Nam Định, giá thu mua lợn hơi đã giảm 5.000 đ/kg và 6.000 đ/kg so với hồi đầu tháng, xuống mức giá lần lượt là 30.000 đ/kg và 32.000 đ/kg. Trong khi giá lợn hơi đang ở mức thấp thì giá gia cầm lại đang ở mức tốt. Theo đó, giá gà ta lại đang duy trì mức giá cao bởi đây là mặt hàng có nhu cầu thu mua cao vào dịp cuối năm. Cụ thể là, giá thu mua gà ta tại Đồng Nai hiện đang ổn định ở mức 60.000 – 62.000 đ/kg; Vĩnh Long 75.000 đ/kg; An Giang 90.000 đ/kg (bán buôn); Hà Nội giá 98.000 đ/kg (bán buôn). Giá gà công nghiệp lông trắng và lông màu tại Đồng Nai cũng đã tăng khoảng 1.000 – 2.000 đ/kg so với hồi đầu tháng, hiện có mức giá lần lượt là 24.000 – 25.000 đ/kg và 43.000 – 45.000 đ/kg. 

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU

Thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 1/2017 ước đạt 357 triệu USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong năm 2016 là Achentina (chiếm 44,9% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (12,1%) và Trung Quốc (7,6%). Thi ̣trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường TVQ Arap Thống Nhất (tăng 45,3% về giá trị).

Đậu tương NK: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 1/2017 đạt 31 nghìn tấn với giá trị 14 triệu USD, giảm 82,3% về khối lượng và giảm 79,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Ngô NK: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 1/2017 đạt 299 nghìn tấn với giá trị đạt 74 triệu, giảm 59,5% về khối lượng và giảm 49,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong năm 2016, chiếm lần lươṭ là 50,6% và 37,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Thi ̣trường có tăng trưởng mạnh nhất so vớ i cùng kỳ năm 2016 là Campuchia, tăng 95,5% về khối lượng và tăng 80,9% về giá trị .

Lúa mì NK: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 1/2017 đạt 154 nghìn tấn với giá trị đạt 33 triệu USD, giảm 61,8% về khối lượng và giảm 63,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính năm 2016 là Úc, chiếm tới 37,7%; tiếp đến là Brazil chiếm 7,7% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Thi ̣trường có khối lượng và giá tri ̣tăng mạnh nhất so vớ i cùng kỳ 2015 là thị trường Úc (tăng 44,4% về khối lượng và tăng 23,3% về giá trị). Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất so với năm 2015 là thị trường Ucraina (giảm 98,8%).

Nguồn tin: http://channuoivietnam.com

  Ý kiến bạn đọc

ĐỊA CHỈ CÁC TRẠM TRỰC THUỘC TRUNG TÂM

  • 1. Trạm nghiên cứu chăn nuôi gia cầm Thụy Phương
    Địa chỉ: Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    Điện thoại: 0969.297.488; Fax: 0243.8385804

  • 2. Trạm nghiên cứu chăn nuôi thủy cầm Cẩm Bình
    Địa chỉ: Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương
    Điện thoại: 0967.210.499; Fax: 0220.3786.475

  • 3. Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên
    Địa chỉ: Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên
    Điện thoại: 0967.841.488

  • 4. Trạm nghiên cứu chăn nuôi Đà Điểu Ba Vì
    Địa chỉ: Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội
    Điện thoại: 0968.813.499

  •  

NCGC Thụy Phương
Địa chỉ:Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:0243.8389773
Fax:0243.8385804
Gmail:giacamthuyphuong@gmail.com
Website:http://www.giacamthuyphuong.vn
© Copyright Thuy Phuong Poultry Research Center

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây