TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI THÁNG 10/2016

Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi cả nước trong tháng 10/2016 phát triển ổn định.

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI THÁNG 10/2016

Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi cả nước trong tháng 10/2016 phát triển ổn định. Chăn nuôi trâu, bò trong tháng phát triển do nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Ước tính đàn bò tăng khoảng 2-2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Đàn lợn phát triển tương đối ổn định do dịch bệnh không xảy ra và giá bán duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Mặt khác, đây cũng là thời điểm thích hợp để các hộ chăn nuôi tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho những tháng cuối năm. Ước tính tổng số lợn của cả nước vào tháng 10/2016 tăng khoảng 3,7 – 4% so với cùng kỳ năm 2015. Đàn gia cầm phát triển tốt, ước tính tổng số gia cầm của cả nước vào tháng 10/2016 tăng khoảng 4,5 – 5% so với cùng kỳ năm 2015.
Giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam hiện đang giảm nhẹ do lượng lợn hơi xuất khẩu sang Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại và bão lụt ảnh hưởng tới việc vận chuyển đến các tỉnh phía Bắc. Do nguồn cung dồi dào và thịt nhập khẩu giá rẻ về nhiều nên giá gà tại Đồng Nai đã giảm nhẹ so với đầu tháng.
Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, bò có xu hướng hồi phục do có thị trường tiêu thụ, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Theo số liệu của TCTK, so với cùng kỳ năm 2015 ước tính tổng số trâu cả nước giảm 1%; tổng số bò tăng 2-2,5%.
Chăn nuôi lợn: Đàn lợn phát triển tương đối ổn định do dịch bệnh không xảy ra và giá bán duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi, số lượng hộ nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm và quy mô nuôi theo hình thức gia trại, trang trại đang phát triển. Theo số liệu của TCTK, ước tính tổng số lợn của cả nước tăng 3,7 – 4% so với cùng kỳ năm 2015.
Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm phát triển tốt. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng 4,5 – 5% so với cùng kỳ năm 2015.
Dịch bệnh: Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 01/11/2016, tình hình dịch bệnh trong cả nước diễn biến như sau:
1. Dịch Cúm gia cầm
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm gia cầm.
2. Dịch Lở mồm long móng gia súc
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ địa phương.
Hiện nay,cả nước có 05 ổ dịch LMLM, cụ thể: 02 ổ dịch xảy ra tại xã Jang Re’h và Ea Trul của huyện Krông Bông (típ A);01 ổ dịch xảy ra tại xã Cư Mlan của huyện Ea Súp (chưa xác định được típ gây bệnh) và 02 ổ dịch xảy ra tại xã EaWer (típ O) và xã Krong Na của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk chưa qua 21 ngày.
3. Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, có báo cáo ổ dịch Tai xanh trên lợn tại tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau:
Tỉnh Nghệ An:  Sau lũ lụt xảy ra, bệnh Tai xanh đã xuất hiện tại 02 hộ chăn nuôi lợn thuộc 02 xã Văn Thành và xã HùngThành của huyện Yên Thành; tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 93 con. Hiện tại không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.
Hiện nay, cả nước có 03 ổ dịch Tai xanh trên lợn, cụ thể: 01 ổ dịch xảy ra  tại xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh và 02 ổ dịch xảy ra tại xã Văn Thành và xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An chưa qua 21 ngày.
4. Nhận định tình hình dịch
Cúm gia cầm: Do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Dịch LMLM: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Dịch lợn Tai xanh: Hiện nay vi rút Tai xanh có thể vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến đàn lợn dễ làm phát sinh dịch bệnh. Trong thời gian tới, có thể tiếp tục xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 2151/TY-DT ngày 24/10/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
Giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam hiện đang giảm nhẹ do lượng lợn hơi xuất khẩu sang Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại và bão lụt ảnh hưởng tới việc vận chuyển đến các tỉnh phía Bắc. Do nguồn cung dồi dào và thịt nhập khẩu giá rẻ về nhiều nên giá gà tại Đồng Nai đã giảm nhẹ so với đầu tháng.
Giá thu mua lợn hơi tại các tỉnh phía Nam hiện đang giảm nhẹ so với hồi đầu tháng 10/2016 do lượng lợn hơi xuất khẩu sang Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại và do bão lụt ảnh hưởng tới việc vận chuyển đến các tỉnh phía Bắc. Theo đó, lợn hơi tại các tỉnh như Đồng Nai, An Giang hiện đang có mức giá là 40.000 – 41.000 đ/kg và 39.000 đ/kg, giảm lần lượt là 2.000 đ/kg và 1.000 đ/kg. Do nguồn cung dồi dào và thịt nhập khẩu giá rẻ về nhiều nên giá gà tại Đồng Nai đã giảm nhẹ so với đầu tháng 10/2016. Theo đó, giá gà ta đạt 63.000 đ/kg, giảm 1.000 – 2.000 đ/kg so với đầu tháng, gà công nghiệp lông trắng giảm 1.000 – 2.000 đ/kg xuống còn 22.000 – 24.000 đ/kg.
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính trong tháng 10/2016 ước đạt 284 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm 2016 đạt 2,77 triệu USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2015. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2016 là Achentina, Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm thị phần lần lượt là 45,6%, 10,9% và 8,5%. Các thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là TVQ Arap Thống Nhất (tăng 61,2%), Trung Quốc (tăng 48,3%), Áo (tăng 31,6%), Indonesia (tăng 16,8%), Đài Loan (tăng 12,7%) và Achentina (tăng 5,1%). Các thị trường còn lại đều có giá trị nhập khẩu giảm, trong đó Brazil (giảm 47,1%), Ấn Độ (33,7%), Hoa Kỳ (21,5%), và Thái Lan (20,4%).
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 10/2016 đạt 624 nghìn tấn với giá trị đạt 132 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2016 đạt 4,1 triệu tấn với giá trị đạt 867 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần về khối lượng và tăng 65,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Úc – thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 9 tháng đầu năm 2016, chiếm tới 39% thị phần, tăng 33,3% về khối lượng và tăng 12,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp theo là Brazil chiếm 8,7% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này, với tổng khối lượng nhập khẩu đạt 333,6 nghìn tấn và 63,76 triệu USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 15,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Canada (giảm 81,1% về khối lượng và giảm 79,9% về giá trị).
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 10/2016 đạt 177 nghìn tấn với giá trị 76 triệu USD, đưa tổng khối lượng đậu tương nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2016 đạt 1,3 triệu tấn với giá trị đạt 548 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và giảm 11,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 10/2016 đạt 1,4 triệu tấn với giá trị đạt 292 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2016 đạt 6,99 triệu tấn với giá trị đạt 1,39 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng và tăng 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 47,6% và 42,2% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng. Thị trường có khối lượng và giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Campuchia tăng 81,7% về khối lượng và tăng 68,3% về giá trị. Thị trường có khối lượng và giá trị giảm mạnh là Ấn Độ, giảm tới 99,5% về khối lượng và giảm 94,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Nguồn:http://channuoivietnam.com/

  Ý kiến bạn đọc

ĐỊA CHỈ CÁC TRẠM TRỰC THUỘC TRUNG TÂM

  • 1. Trạm nghiên cứu chăn nuôi gia cầm Thụy Phương
    Địa chỉ: Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    Điện thoại: 0969.297.488; Fax: 0243.8385804

  • 2. Trạm nghiên cứu chăn nuôi thủy cầm Cẩm Bình
    Địa chỉ: Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương
    Điện thoại: 0967.210.499; Fax: 0220.3786.475

  • 3. Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên
    Địa chỉ: Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên
    Điện thoại: 0967.841.488

  • 4. Trạm nghiên cứu chăn nuôi Đà Điểu Ba Vì
    Địa chỉ: Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội
    Điện thoại: 0968.813.499

  •  

NCGC Thụy Phương
Địa chỉ:Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:0243.8389773
Fax:0243.8385804
Gmail:giacamthuyphuong@gmail.com
Website:http://www.giacamthuyphuong.vn
© Copyright Thuy Phuong Poultry Research Center

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây