BÁO CÁO SƠ KẾT 06 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ 06 THÁNG CUỐI NĂM 2022

Ngày 11/07/2022, Trung tâm tổ chức buổi sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch 06 tháng cuối năm 2022. Buổi sơ kết có sự góp mặt của ban giám đốc, các đại diện của phòng ban và trạm trại.

BÁO CÁO SƠ KẾT 06 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ 06 THÁNG CUỐI NĂM 2022

sơ kết
Trong buổi sơ kết, các phòng ban và trạm trại báo cáo sơ kết tình hình sản xuất và công việc 06 tháng đầu năm, đồng thời đưa ra kế hoạch cho 6 tháng cuối năm. Giám đốc Trung tâm Nguyễn Quý Khiêm báo cáo các nội dung của toàn bộ Trung tâm. Dưới đây là báo cáo tóm tắt của toàn bộ Trung tâm. 
Phần 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

1. Đặc điểm tình hình chung
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương có cơ cấu  tổ chức bộ máy gồm: Ban Giám đốc, 4 phòng chức năng chuyên môn và 5 trạm nghiên cứu sản xuất trực thuộc, đang tổ chức nghiên cứu, sản xuất theo chức năng nhiệm vụ.
Tổng số cán bộ công nhân viên chức gồm 179 người (DS1 có 45, DS2 134), trong đó cán bộ đại học và trên đại học là 83 người (04 tiến sĩ, 36 thạc sĩ và 43 đại học); 96 công nhân kỹ thuật. 
2. Thuận lợi, khó khăn
2.1. Thuận lợi
Tình hình dịch bệnh Covid – 19, trong 06 tháng đầu năm 2022 vẫn diễn biến hết sức phức tạp đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ con giống gia cầm, quy mô đàn gia cầm giảm. Đàn gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, giá sản phẩm con giống tiêu thụ giảm mạnh ở tháng 1, tháng 2 và đang có xu hướng tăng lên ở tháng 3, nhưng giá thức ăn và xăng dầu lại tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, người chăn nuôi giảm đàn nên con giống sản xuất ra khó tiêu thụ và phải bán dưới giá thành.
Mặt khác, điều kiện thời tiết bất lợi, ảnh hưởng đến năng suất các đàn đặc biệt là các đàn sinh sản, giảm đẻ, giảm phôi, ảnh hưởng trực tiếp đến ấp nở.
Sự đoàn kết thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp Đảng ủy, Ban giám đốc đến lãnh đạo các phòng chức năng, các trạm nghiên cứu sản xuất cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ ban ngành, các địa phương, các đơn vị, các nhà khoa học trong và ngoài Viện, sự chỉ đạo trực tiếp kịp thời của Lãnh đạo Viện Chăn nuôi.
2.2. Khó khăn
Điều kiện thời tiết khí hậu trong 3 tháng đầu năm, khí hậu diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất đàn gia cầm. Mặt khác do đang bùng phát bệnh cúm H5N6 trên một số tỉnh thành trong cả nước nên cũng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ về sản phẩm của ngành chăn nuôi. Về gia cầm, giá trứng gà và thịt gà giảm mạnh, giá vịt giống, vịt thịt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. 
Tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng đến giá thành thị trường thực phẩm gia cầm và con giống và ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội.
Khó khăn, cơ sở vật chất tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi gia cầm Thụy Phương rất cũ và lạc hậu ảnh hưởng đến chăn nuôi và kết quả nghiên cứu của Trung tâm.
3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN
3.1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Bảng 1. Tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN năm 2022
TT Nhiệm vụ Số lượng Ghi chú
 
Chuyển tiếp từ 2021 Bắt đầu từ 2022
I Nhiệm vụ cấp Nhà nước      
1 Đề tài cấp nhà nước      
2 Dự án sản xuất thử cấp Nhà nước 02    
3 Nhiệm vụ bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi      
4 Tăng cường năng lực cho PTNTĐ      
II Nhiệm vụ cấp Bộ      
1 Nhiệm vụ lưu giữ và bảo tồn nguồn gen vật nuôi      
2 Đề tài cấp Bộ 04 01  
3 Dự án SXTN cấp Bộ      
4 Chương trình công nghệ sinh học 0    
5 Chương trình Môi trường 0    
6 Chương trình trọng điểm cấp Bộ 0    
7 Dự án khuyến nông      
8 Tiêu chuẩn quốc gia      
III Nhiệm vụ Hợp tác trong nước (bao gồm cả nhiệm vụ thuộc chương trình nông thôn miền núi) 06  
07
 
Phối hợp
IV Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng 02    
V Nhiệm vụ hợp tác quốc tế      
Tổng số 14 8  
 
Năm 2022, tổ chức triển khai 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 05 nhiệm vụ cấp Bộ và 01 đề tài Phối hợp với Bộ môn di truyền -Viện Chăn nuôi, phối hợp với các đơn vị địa phương thực hiện 06 nhiệm vụ NTMN chuyển từ năm 2021 sang và chuẩn bị triển khai mới 7 nhiệm vụ NTMN và 02 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. So với năm 2021 thì số lượng nhiệm vụ đề tài cấp Bộ ít hơn 2 nhiệm vụ cấp Bộ.
Trong 6 tháng đầu năm nghiệm thu 05 nhiệm vụ KHCN: gồm 01 đề tài trọng điểm cấp Bộ, 01 đề tài độc lập cấp Bộ và 01 đề tài cấp tỉnh, 01 dự án Khuyến nông và 01 dự án cấp Nhà nước.
Bảng 2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN 6 tháng đầu năm 2022
TT Tên nhiệm vụ Cá nhân/tổ chức chủ trì Thời gian
(Bắt đầu – kết thúc
Kinh phí 2022/tổng KP Kết quả thực hiện
6 tháng đầu năm 2022
(Tóm tắt các chỉ tiêu kĩ thuật nổi bật và kết quả)
Ghi chú
 
A Nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước          
I Đề tài độc lập          
1.            
2.            
...            
II Dự án SXTN cấp Nhà nước          
1 Sản xuất thử nghiệm ngan Trâu và Vịt Minh Hương tại một số tỉnh Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ TS. Nguyễn Quý Khiêm 03/2019-02/2022 1.750 - Nghiệm thu cơ sở ngày 5/03/2022
- Nghiệm thu cấp Nhà Nước. ngày 8/06/2022
 
 
2 Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi gà chuyên trứng GT tại một số tỉnh phía Bắc ThS. Nguyễn Trọng Thiện 2020-2023 1.500 Nội dung 1: Chọn lọc ổn định năng suất trứng 4 dòng gà GT
 Trên đàn gà sinh sản thế hệ  8: số lượng cá thể thay đàn theo đúng thuyết minh dự án. Giai đoạn gà con, gà dò hậu bị, đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo mục tiêu đề ra.
Giai đoạn gà sinh sản: Số lượng cá thể vào đẻ GT1, GT2, GT3  là 360 mái; gà GT4 720 mái đạt 100% thuyết minh dự án.
Tuổi đẻ: 133-135 ngày; năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi gà GT1 đạt 96,30 quả; GT2 đạt 94,82 quả; GT3 đạt 93,90 quả; GT4 đạt 93,87 quả.
Hiện tại đàn gà đang ở 62 tuần tuổi; năng suất trứng/mái gà GT1 đạt 226,70 quả; GT2 đạt 223,15 quả; GT3 đạt 220,86 quả và GT4 đạt 217,56 quả.
Nội dung 2: Đánh giá khả năng sản xuất và ưu thế lai của gà bố mẹ GT12, GT34
Tuổi đẻ 132 ngày; năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi đạt 260,08-263,34 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,74kg; tỷ lệ phôi đạt 92,5-94,35%. Ưu thế lai về năng suất trứng 4,77-5,81% đạt mục tiêu dự án.
Nội dung 3: Đánh giá khả năng sản xuất và ưu thế lai của gà thương phẩm GT
Giai đoạn sinh sản: tuổi đẻ 130 ngày; năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi đạt 101,89 quả; khối lượng trứng đạt 56,94g. Hiện tại đàn gà đang ở 53 tuần tuổi; năng suất trứng đạt 99,03 quả, cao hơn gà bố mẹ 1,27-3,68 quả. Tiếp tục theo dõi đến hết 80 tuần tuổi nhằm đánh giá khả năng sản xuất và ưu thế lai của chúng.
Nội dung 4: Nghiên cứu xác định phương thức nuôi phù hợp đối với gà sinh sản thương phẩm GT giai đoạn gà đẻ và nghiên cứu hoàn thiện quy trình thụ tinh nhân tạo cho gà sinh sản GT bố mẹ giai đoạn gà đẻ
Thí nghiệm đang theo dõi đánh giá giai đoạn sinh sản. Năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi lô 1 đạt 101,15; lô 2 đạt 102,01 quả và lô 3 đạt 96,75 quả. Tiếp tục theo dõi khả năng sản suất của đàn gà thí nghiệm đến hết 72 tuần tuổi để đánh hiệu quả của từng phương thức nuôi.
* Xây dựng mô hình nuôi gà chuyên trứng bố mẹ GT tại 3 tỉnh: 3 mô hình nuôi quy mô 1000-1.500 mái sinh sản/1 mô hình (tổng số 4000 gà bố mẹ/3 mô hình). Tổng số gà bố mẹ chuyển giao lúc 01 ngày tuổi 6800 con
 Địa điểm thực hiện: Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam
Mô hình gà bố mẹ được triển khai tại các đơn vị phối hợp thực hiện đã đánh giá được hết giai đoạn gà sinh sản. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi đạt 260,00-261,27 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,71-1,72kg. Tỷ lệ trứng có phôi 92,68-94,45%. Các chỉ tiêu sinh sản và ấp nở đều đạt mục tiêu dự án.
* Xây dựng mô hình nuôi gà chuyên trứng GT thương phẩm tại 3 tỉnh: 03 mô hình nuôi, quy mô 6000-7000 con/1 mô hình. (tổng số 20.000 gà thương phẩm/3 mô hình) (năm 2021)
Địa điểm thực hiện: Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Giang
Mô hình được triển khai từ tháng 3/2021 theo đúng tiến độ. Kết quả đánh giá được năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi đạt 98,14-99,12 quả, khối lượng trứng đạt 57,17-57,62g.
Hiện tại đàn gà đang ở 58 tuần tuổi tỷ lệ đẻ trung bình đạt 74,52-74,72%; năng suất trứng đạt 208,66-209,22 quả/mái; cần tiếp tục theo dõi năng suất sinh sản của gà thương phẩm tại mô hình đến hết 80 tuần tuổi nhằm đánh giá khả năng sản xuất của gà thương phẩm GT nuôi tại mô hình
 
III Nhiệm vụ quỹ gen          
             
IV Nhiệm vụ nhà nước khác (nếu có)          
             
B Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ          
1 Nghiên cứu lai tạo một số dòng gà lông màu đặc sản năng suất cao từ nguồn gen bản địa ThS. Phạm Thùy Linh 1/2021-12/2024 900 Thế hệ xuất phát tiếp tục theo dõi giai đoạn gà sinh sản: năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi: dòng trống 1 (CTN) 96,64 quả; dòng trống 2 (HTP) đạt 107,3 quả. Dòng mái 3 (MLV) đạt 141,68 quả; dòng mái 4 (RTN): 159,68 quả.
Thế hệ 1: Đánh giá được các dòng gà qua các giai đoạn:
Kết quả theo dõi đạt được như sau:
Dòng trống 1 (CTN): Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi gà trống đạt 1046,51g, gà mái 893,93g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,09-96,25%; tiêu tốn thức ăn đạt 2,1-2,4 kg. Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi gà trống đạt 2811,97g, gà mái 1886,79g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,53-96,88%; tiêu tốn thức ăn: 6,72-7,01 kg. Đàn gà đang giai đoạn sinh sản ở 28 tuần tuổi.
Dòng trống 2 (HTP): Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi gà trống đạt 1108,51g, gà mái 954,47g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,09-96,41% ; tiêu tốn thức ăn đạt 2,12-2,44 kg. Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi gà trống đạt 2933,09g, gà mái 1942,32g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,36-96,91%; tiêu tốn thức ăn: 6,83-7,12 kg. Đàn gà đang giai đoạn sinh sản ở 28 tuần tuổi.
Dòng mái 3 (MLV): Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi gà trống đạt 864,90g, gà mái 753,31g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,48-97,21%; tiêu tốn thức ăn đạt 2,0-2,25 kg. Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi gà trống đạt 2478,02g, gà mái 1696,41g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,20-96,53%;; tiêu tốn thức ăn: 6,3-6,8 kg. Đàn gà đang giai đoạn sinh sản ở 28 tuần tuổi.
Dòng mái 4 (RTN): Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi gà trống đạt 836,90g, gà mái 725,48g, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,56-96,64%; tiêu tốn thức ăn đạt 1,89-2,09 kg.  Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi gà trống đạt 2525,10g, gà mái 1773,01g; tỷ lệ nuôi sống đạt 96,20-96,55%; tiêu tốn thức ăn: 6,2-6,68 kg. Đàn gà đang giai đoạn sinh sản ở 28 tuần tuổi.
 
2 Chọn tạo 2 dòng ngan năng suất cao từ nguồn nguyên liệu ngan Pháp R71SL Tạ Thị Hương Giang – Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương 2019-2022 1400,0 *Nội dung 1: nghiên cứu chọn tạo 2 dòng ngan
- Đàn TP thế hệ 2: đã đánh giá xong năng suất sinh sản đàn ngan TP1, TP2 kết thúc 1 năm đẻ
- Đàn ngan thế hệ 3:
Hiện tại đàn ngan đang sinh trưởng, phát triển tốt, đã chọn lọc xong lúc 8 và 24 tuần tuổi tiếp tục theo dõi năng suất trứng cá thể đến 38 tuần tuổi và đánh giá khả năng sinh sinh sản của 2 dòng ngan giai đoạn sinh sản.
Ngan NTP1: kết thúc 8 tuần tuổi ngan trống có khối lượng 3408g, tăng 291g (9,33%) so với thế hệ xuất phát tỷ lệ chọn lọc 20,6%. Ngan mái đạt 2311g, tăng 197g (9,31%) so với thế hệ xuất phát, tỷ lệ chọn lọc 48,4%. Kết thúc 24 tuần tuổi ngan trống có khối lượng 5065g, tỷ lệ chọn lọc 75,3%, ngan mái 2862g, tỷ lệ chọn lọc 85%.
Ngan NTP2: kết thúc 8 tuần tuổi ngan trống đạt 2813g, tỷ lệ chọn lọc 30%, ngan mái đạt 1826g, tỷ lệ chọn lọc 68,1% . Kết thúc 24 tuần tuổi ngan trống đạt 4705g, ngan mái đạt 2520g.
*Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của ngan bố mẹ NTPVS2 và VSNTP2
Đàn ngan sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt cao 96-97%, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi ngan trống đạt 2766-2794g, ngan mái đạt 1677-1686g. Tiêu tốn thức ăn giai đoạn ngan con (0-8TT) ngan trống 7,06-7,08kg, ngan mái 3,40-3,44kg. Tiêu tốn thức ăn giai đoạn hậu bị (9-24TT) ngan trống 22,38-22,42kg, ngan mái 10,96-10,99kg. Tuổi đẻ 5% từ 191-192 ngày, năng suất trứng 38 tuần tuổi đạt 49,9-50,1quả.
Năng suất trứng/mái/năm đạt 151,4-152,7  quả, tỷ lệ phôi 93-94%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 80-81%.
*Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho ngan sinh sản
Trên cả 2 dòng ngan NTP1, NTP2 các mức ăn thí nghiệm được đề xuất áp dụng cho riêng ngan mái, ngan trống ăn định lượng giống nhau giữa các lô. Kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy mức ăn bằng 100% định lượng dòng B của Hãng và 100% định lượng dòng D của Hãng cho kết quả tốt hơn so với các lô còn lại cụ thể:
+ Ngan thí nghiệm NTP1 lô 2: kết thúc 8 tuần tuổi ngan trống có khối lượng 2817g, ngan mái 1932g, ở 24 tuần tuổi ngan trống đạt 4963g, ngan mái 2843g, tuổi đẻ 5% là 204 ngày, năng suất trứng/mái/năm đạt 135,65 quả cao hơn so với lô 1 2,08 quả, hơn lô 3 4,29 quả (sai khác có ý nghĩa thống kê). Tỷ lệ phôi 92,14%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 80,14%, ngan con loại 1/mái 94,53 con, cao nhất trong 3 lô.
+ Ngan thí nghiệm NTP2 lô 2: kết thúc 8 tuần tuổi ngan trống có khối lượng 2615g, ngan mái 1788g, ở 24 tuần tuổi ngan trống đạt 4426g, ngan mái 2510g, tuổi đẻ 5% là 192 ngày, năng suất trứng/mái/năm đạt 150,39 quả, cao hơn lô 1 là  1,93 quả, hơn lô 3 là 4,03 quả. Tỷ lệ phôi 94,55%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 81,35%, ngan con loại 1/mái đạt 106,87 con, cao nhất trong 3 lô.
 
4 Chọn tạo 02 dòng vịt siêu thịt từ nguồn nguyên liệu vịt Star 53 nhập nội Vũ Đức Cảnh 2020-2023 900 * Thế hệ 1: tiếp tục theo dõi giai đoạn sinh sản 02 dòng vịt đến 42 tuần đẻ. Kết quả đạt được như sau:
- Dòng VSTP1 đạt 185,87 quả, tỷ lệ phôi đạt 89,31%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 73,27%.
- Dòng VSTP2 đạt 224,63 quả, tỷ lệ phôi đạt 91,35%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 77,21%.
* Thế hệ 2
Xuống chuồng đàn vịt thế hệ 2 vào tháng 1/2022 (VSTP1: 900 trống + 900 mái; VSTP2: 1400 trống + 1400 mái). Đã theo dõi các chỉ tiêu kết thúc giai đoạn con và đang theo dõi giai đoạn hậu bị.
* Các chỉ tiêu giai đoạn con (0 – 8TT) đàn vịt VSTP thế hệ 2
- Tỷ lệ nuôi sống:
Trống VSTP1:95,89%;      
Mái VSTP1:96,44%;
Trống VSTP2:96,71%;
Mái VSTP2:96,50%
- TTTA/con/giai đoạn: Trống VSTP1:9,23 kg; mái VSTP1:8,72 kg; trống VSTP2:6,06 kg; mái VSTP2:5,40kg.
-  Khối lượng cơ thể kết thúc 7TT (VSTP1), 8TT (VSTP2):
+ Trống VSTP1: khối lượng trước chọn lọc (3794,35g), sau chọn lọc (4108,50g), tỷ lệ chọn lọc (15,64%)
+ Mái VSTP1: khối lượng trước chọn lọc (3597,94g), sau chọn lọc (3809,60g), tỷ lệ chọn lọc (39,17%)
+ Trống VSTP2: khối lượng trước chọn lọc (2331,82g), sau chọn lọc (2350,3g), tỷ lệ chọn lọc (16,98%)
+ Mái VSTP2: khối lượng trước chọn lọc (2098,68g), sau chọn lọc (2111,40g), tỷ lệ chọn lọc (40,17%)
- Độ dày cơ ức của đàn vịt VSTP thế hệ 1 lúc 7 tuần tuổi (dòng VSTP1) và 8 tuần tuổi (dòng VSTP2):
+ Trống VSTP1:22,23mm; mái VSTP1:22,77mm
+ Trống VSTP2:18,33mm; mái VSTP2:18,830mm
* Giai đoạn hậu bị đang theo dõi đến tuần tuổi 25
 
5 Nghiên cứu xác định giá trị ME của một số thức ăn phổ biến và tỷ lệ tinh/thô thích hợp trong khẩu phần ăn của đà điểu Nguyễn Thị Hòa 01/2022-12/2024 1.200,0/ 3.800,0 - Thí nghiệm 1: Đã hoàn thiện gói thầu đóng cũi nhốt đà điểu thí nghiệm, đang triển khai thí nghiệm tiêu hóa invivo cho 13 đà điểu trên cũi. Tiến hành song song 02 sơ đồ bố trí thí nghiệm như thuyết minh, đang triển khai ở giai đoạn 2 của sơ đồ bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm 2: Đã chuyển dịch manh tràng, 12 mẫu thức ăn cho bộ môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi tiến hành thực hiện nội dung tiêu hóa invitro gas production. Đang chờ kết quả lên men sinh khí của các mẫu thức ăn từ VCN.
- Đã chuyển cho phòng phân tích thức ăn - Viện chăn nuôi tiến hành phân tích 36 mẫu thức ăn ăn vào đạt tiêu chuẩn để phân tích, 13 mẫu thức ăn thừa đạt tiêu chuẩn để phân tích, 13 mẫu phân trong đó có 9 mẫu đạt tiêu chuẩn phân tích GE 4 mẫu còn lại do tỷ lệ VCK không đạt để phân tích.
* Kết quả sơ bộ đạt được đối với thức ăn ăn vào.
+ VCK từ 15,65 đến 91,53% (2 mẫu đạng tươi là cỏ Voi và thân cây Ngô có VCK thấp nhất)
+ Protein thô đạt 3,19 đến 66,22% thấp nhất là bột sắn cao nhất là bột cá.
+ Tỷ lệ mỡ thô đạt 0,50 đến 10,88% thấp nhất là bột sắn cao nhất là bột cá.
+ Tỷ lệ xơ thô đạt 1,22 đến 41,38% thấp nhất là bột cá cao nhất là cỏ pangola.
+ Tỷ lệ khoáng tổng số đạt 1,35 đến 23,33% thấp nhất là ngô hạt cao nhất là bột cá.
+ Các chỉ tiêu khác như NDF, ADF và GE đang chờ kết quả từ phòng phân tích thức ăn của VCN.
* Kết quả phân tích thức ăn thừa
+ Tỷ lệ VCK đạt 10 đến 75,5% (mẫu thấp nhất là mẫu thức ăn thừa của lô thí nghiệm về cỏ Voi, cao nhất là mẫu thức ăn thừa ở lô thí nghiệm cỏ pangola). Về chỉ tiêu GE cho các mẫu gửi đang chờ kết quả từ phòng phân tích VCN.
* Kết quả phân tích mẫu phân
+ Tỷ lệ VCK đạt 0,4 đến 7,5% (có 4 mẫu tỷ lệ VCK thấp chưa đủ 15g VCK với 200g mẫu gửi) để phân tích GE. Về chỉ tiêu GE cho các mẫu gửi đang chờ kết quả từ phòng phân tích VCN.
- Đã tiến hành đấu thầu mua thức ăn cho đà điểu với đơn vị trúng thầu là công ty TNHH DeHeus chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Tiếp tục triển khai thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.
 
II Đề tài cấp Bộ          
III Chương trình trọng điểm cấp Bộ          
             
IV Dự án SXTN cấp Bộ          
             
V Chương trình công nghệ sinh học          
             
VI Chương trình Môi trường          
             
VII Chương trình Khuyến nông          
             
VIII Nhiệm vụ KHCN  thuộc Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống          
             
IX Tiêu chuẩn quốc gia          
             
X Nhiệm vụ cấp Bộ khác (nếu có)          
  Chọn tạo hai dòng gà Đông tảo Phối hợp Bộ môn Di Truyền Tháng 1/2022- 06/2022   Đàn gà tiếp tục theo dõi đánh giá giai đoạn sinh sản đến 52 tuần đẻ năng suất trứng dòng trống đạt 67,97 quả tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 7,39 kg; dòng mái đạt 73,15 quả tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 7,17 kg và đang tiếp tục tổng kết số liệu và viết báo cáo.  
             
C Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng          
    Lấy 1600 con
(600 trống + 1000 mái)
Lấy 1600 con
(600 trống + 1000 mái)
Tổng kinh phí: 1.800,0 triệu đồng, trong đó:
- Từ NSSNKH:  1.500,0 triệu đồng
- Từ nguồn tự có: 300,0 triệu đồng
Chọn lọc ổn định năng suất 03 dòng gà TP.
- Tiếp tục nuôi dưỡng chăm sóc và theo dõi năng suất trứng của các đàn gàTP sinh sản  xuống chuổng năm 2021 đến 68 tuần tuổi. Gà TP1: NST/mái/68 TT đạt 182,38 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống là 2,73 kg. Gà TP2 NST/mái/68 TT đạt 179,25 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống là 2,77 kg. Gà TP4 NST/mái/68 TT đạt 165,60 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống là 3,19 kg
- Năm 2022 đã xuống chuồng dòng TP4 là 360 gà trống và 850 gà mái, TP1 và TP2 là 600 gà trống và 1000 gà mái.
- Kết thúc 8 tuần tuổi gà TP4 có tỷ lệ nuôi sống của gà trống là 96,29%, gà mái 96,47%, khối lượng cơ thể gà trống là 2288g, gà mái là 1767g, tiêu tốn thức ăn/giai đoạn gà trống là 4,49kg/con, gà mái là 3,87 kg/con. gà TP1 có tỷ lệ nuôi sống của gà trống là 96,50%, gà mái 96,70%, khối lượng cơ thể gà trống là 1706g, gà mái là 1373g, tiêu tốn thức ăn/giai đoạn gà trống là 3,84kg/con, gà mái là 3,39 kg/con. gà TP2 có tỷ lệ nuôi sống của gà trống là 96,17%, gà mái 96,20%, khối lượng cơ thể gà trống là 1649g, gà mái là 1327g, tiêu tốn thức ăn/giai đoạn gà trống là 3,73kg/con, gà mái là 3,29 kg/con. 
- Kết thúc 20 tuần tuổi gà TP4 có tỷ lệ nuôi sống của gà trống là 96,92%, gà mái 96,50%, khối lượng cơ thể gà trống là 2989g, gà mái là 2498g, tiêu tốn thức ăn/giai đoạn gà trống là 9,63kg/con, gà mái là 8,77 kg/con. gà TP1 có tỷ lệ nuôi sống của gà trống là 97,39%, gà mái 96,20%, khối lượng cơ thể gà trống là 2858g, gà mái là 2261g, tiêu tốn thức ăn/giai đoạn gà trống là 9,37kg/con, gà mái là 8,53 kg/con. gà TP2 có tỷ lệ nuôi sống của gà trống là 96,52%, gà mái 96,40%, khối lượng cơ thể gà trống là 2793g, gà mái là 2234g, tiêu tốn thức ăn/giai đoạn gà trống là 9,28kg/con, gà mái là 8,48 kg/con. Hiện tại đàn gà được chọn lọc vào giai đoạn sinh sản và đang được theo dõi tiếp giai đoạn sinh sản.
 
  Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu chọn lọc ổn định 04 dòng đà điểu BV1, BV2, BV3, BV4 Nguyễn Khắc Thịnh 1/2021-12/2021 Tổng kinh phí: 1.800,0 triệu đồng, trong đó:
- Từ NSSNKH:  1.400,0 triệu đồng
- Từ nguồn tự có: 400,0 triệu đồng
+ Theo dõi khả năng sinh sản của 40 mái đàn BS1 năm đẻ thứ 3 với 4 dòng BV1, BV2, BV3, BV4 đạt 25,6-28,8 quả/mái, bước đầu tỷ lệ phôi đạt 58,2-65,7%, tỷ lệ nở/phôi đạt 79,5-81,5%.
+ Theo dõi khả năng sinh sản năm đẻ thứ 2 của 23 mái đàn BS2 với 4 dòng BV1, BV2, BV3, BV4 kết quả đạt: 15,6-19,4 quả/mái, bước đầu tỷ lệ phôi đạt 55,1-60,9%, tỷ lệ nở/phôi đạt 79,3-81,1%.
+ Theo dõi khả năng sinh sản năm đẻ thứ 1 của 26 mái đàn BS3 với 4 dòng BV1, BV2, BV3, BV4 kết quả đạt: 5,5-7,8 quả/mái, bước đầu tỷ lệ phôi đạt 50,2-53,9%, tỷ lệ nở/phôi đạt 78,8-81,0%.
 
3.2. Kết quả thực hiện chương trình giống gốc vật nuôi
Bảng 3. Kết quả nuôi giữ đàn vật nuôi giống gốc 6 tháng đầu năm 2022
TT Tên vật nuôi giống gốc ĐVT Thực tế (con) kế hoạch (con) So sánh (%)
I Nuôi giữ giống gốc        
1 Gà LV mái sinh sản Con 3360 3500 96,00
2 Vịt chuyên thịt mái sinh sản Con 3182 2600 122,38
3 Ngan pháp  mái sinh sản Con 3485 2500 139,40
II Nhập giống gốc        
 
Trên đây là căn cứ vào kế hoạch đầu năm để thực hiện, tính đến thời điểm này chưa có quyết định giao chính thức.
3.3. Bài báo và các ấn phẩm khoa học
 Bảng 4. Tổng hợp bài báo, ấn phẩm khoa học đã xuất bản trong 6 tháng đầu năm 2022 (bắt buộc, nếu không có bài báo nào ghi rõ không có)
TT Tác phẩm Tác giả, đơn vị chủ trì Tóm tắt nội dung Ghi chú
 
I. Tên bài báo
 
    (Tên tạp chí, số tạp chí, thời gian  XB, trang...)
1 Quốc tế      
....        
         
2. Trong nước      
  Khả năng sản xuất gà bố mẹ (trống RT và mái TN3LV2) và gà thương phẩm RTL132. Nguyễn Quý Khiêm, Phạm Thùy Linh, Đặng Đình Tứ, Nguyễn Trọng Thiện, Nguyễn Khắc Thịnh, Đào Thị Bích Loan, Lê Xuân Sơn, Lê Ngọc Tân, Lê Văn Hùng, Nguyễn Thị Hoài Thu. Nghiên cứu này được thực hiện tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên năm 2020-2021 nhằm đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai bố mẹ (trống R1, mái TN3LV2) và con thương phẩm RTL132. Đàn gà bố mẹ và đàn gà thương phẩm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn một nhân tố. Kết quả theo dõi cho thấy gà bố mẹ (trống R1, mái TN3LV2) cho năng suất trứng/ mái/68 tuần tuổi đạt 190,14 quả, ưu thế lai là 2,45%; tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,55kg, ưu thế lai là -2,35%. Tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở/phôi và tỷ lệ gà loại 1/phôi là 96,64; 82,96 và 79,76%. Gà thương phẩm RTL132 có khối lượng 12 tuần tuổi đạt 1.924,33 g/con, ưu thế lai là 3,19%; Tiêu tốn thức ăn/kg TKL là 2,88kg với ưu thế lai là -3,28%. Tạp chí khoa học kỹ thuật Chăn nuôi Số 273 - tháng 1 năm 2022
  Chọn lọc đàn hạt nhân ngan Trâu qua hai thế hệ Nguyễn Quý Khiêm, Trần Thị Hà, Phạm Thị Kim Thanh, Đỗ Thị Nhung, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Minh Hường, Tạ Thị Hương Giang, Phạm Thuỳ Linh và Nguyễn Thị Tâm. Nghiên cứu được thực hiện tại trạm nghiên cứu chăn nuôi gia cầm Thụy Phương từ năm 2019 đến năm 2020. Kết quả cho thấy đặc điểm ngoại hình lúc 01 ngày tuổi ngan Trâu có màu lông đen, có 04 chấm vàng trên lưng, cổ màu vàng, bụng màu vàng, mỏ màu đen, chân chì có sọc đen chạy dọc các ngón chân hình gân lá. Ngan trưởng thành có lông màu đen tuyền, trên cánh có hoặc không có 2 đốm trắng, lông cổ và lông bụng màu đen xếp hình vảy cá, mỏ xám có chấm đen, chân chì có sọc đen chạy dọc các ngón chân hình gân lá, mắt tinh nhanh, mào màu đỏ tươi. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi ngan trống đạt 2030,78g. Năng suất trứng/mái/năm đạt 85,39 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng 7,15kg. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 95,45%. Tạp chí khoa học kỹ thuật Chăn nuôi Số 273 - tháng 1 năm 2022
II. Sách, ấn phẩm khoa học...      
         
         
4. Kết quả công nhận TBKT, chuyển giao TBKT vào sản xuất và dịch vụ
4.1. Tiến bộ kĩ thuật, giống mới, giải thưởng KHCN được công nhận
4.2. Kết quả sản xuất
- Xây dựng kế hoạch thay thế đàn giống trong năm và triển khai xuống giống đợt 1, đợt 2  năm 2022.
- Kết quả sản xuất trong quý 2 năm 2022:
Quy mô đàn giống sinh sản 06 tháng đầu năm 2022
Giống gia cầm ĐVT Quy mô mái bình quân 06 tháng năm 2022 Kế hoach năm 2022 So sánh
(%)
con 21863 22100 98,93
Ngan con 13042 12000 108,68
Vịt con 11810 10500 112,48
Đà Điểu con 382 400 95,50
 
 
Bảng 5. Sản phẩm KH&CN 6 tháng đầu năm 2022.
STT Sản phẩm đã chuyển giao ĐVT Số lượng 6 tháng năm 2022 Kế hoach năm 2022 So sánh (%)
1 Gà giống Con 1061727 2.000.000 53,09
2 Vịt sinh sản con 722036 1.050.000 68,77
3 Ngan sinh sản con 377797 1.450.000 26,05
4 Đà điểu sinh sản con 382 400 95,50
5 Đà điểu bán giống con 2100 5000 42,00
4.3. Kết quả chuyển giao vào sản xuất (Ngoài kết quả chuyển giao chung của đơn vị cần nêu rõ kết quả chuyên giao phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thiên tai, lũ lụt..... – nếu có)
- Tổ chức chuyển giao cung ứng giống gia cầm ra sản xuất:
+  Gà giống đã chuyển giao: 1061727 con đạt 53,09% so với kế hoạch năm 2022 (2.000.000 con);
+  Ngan giống: 377797 con so với kế hoạch năm 2022 đạt 26,05% (1.450.000con);
+  Vịt giống: 722036 con so với kế hoạch năm 2022 đạt 68,77%  (1.050.000 con);
+ Đà điểu: 2100 con so với kế hoạch năm 2022 đạt 42,0%  (5000 con)
- Kết quả sản xuất và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022
Bảng 6. Tổng hợp tài chính hoạt động sản xuất, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022
 
STT
Đơn vị Tổng thu
(Triệu đồng)
Tổng chi
(Triệu đồng)
Chênh lệch
(Triệu đồng)
Thu nhập BQ
(Triệu đồng)
1 TTNCGCTP 42.750 43.465 -715  
5. Kết quả nhiệm vụ hợp tác với địa phương, doanh nghiệp; dự án thuộc Chương trình nông thôn, miền núi
Bảng 7. Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác địa phương, doanh nghiệp, chương trình nông thôn miền núi 6 tháng đầu năm 2022
TT Tên dự án chương trình/dự án/đề tài hợp tác Tên đối tác triển khai Địa điểm triển khai Thời gian triển khai Tổng kinh phí (triệu đồng) Kinh phí năm 2022 (triệu đồng) Kinh phí năm 2022 của đơn vị Kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm 2022
1 Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu hướng thịt bố mẹ TP và gà thương phẩm hướng trứng HA, hướng thịt TP tại tỉnh Hà Nam.
 
Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tài Phát – Hà Nam
 
  2018-2021, gia hạn tới tháng 2/2022 450     Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà lông màu hướng thịt bố mẹ TP và gà thương phẩm hướng trứng HA, hướng thịt TP chủ động được con giống gà TP ở quy mô phù hợp góp phần phát triển nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm gà lông màu tại Hà Nam.
2 Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt trang trại tiêu chuẩn VietGAHP theo chuỗi giá trị tại vùng cát tỉnh Quảng Trị
 
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Clean   2019 – 2021, gia hạn đến tháng 5/2022 223    
  • Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chăn nuôi gà trang trại tiêu chuẩn VietGAHP theo chuỗi giá trị nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất gà trang trại tại vùng đất cát tỉnh Quảng Trị
3 Ứng dụng tiến bộ KHKT theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học (lợn rừng lai, gà thả vườn) trong chuỗi giá trị khép kín tại tỉnh Tuyên Quang Công ty Cổ phần giống vật tư NLN Tuyên Quang   2019-tháng 2/2022 279     Ứng dụng thành công tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển chăn nuôi lợn (Lợn rừng x lợn đen địa phương/ lợn Mán/lợn Mông), gà thương phẩm ML - VCN và gà HA hướng trứng theo hướng chăn nuôi hữu cơ theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển chăn nuôi hữu cơ và tăng thu nhập cho người dân tại Tuyên Quang
4 Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất ngan VCN/TP –VS7,  trên địa bàn tỉnh Hà nam Công ty TNHH sản xuất dịch vụ Anh Vũ - Hà Nam   2020-2023 350      Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng thành công mô hình chăn nuôi ngan bố mẹ VCN/TP – VS7 và ngan thương phẩm chủ động được con giống, góp phần phát triển chăn nuôi thủy cầm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
 
5 Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai hướng trứng HA theo chuỗi giá trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang Công ty TNHH Kim Tân Minh – Bắc Giang   2020 -2023 350     - Quy trình kỹ thuật thú y phòng bệnh cho gà lông màu hướng trứng HA bố mẹ và thương phẩm (từ 01 ngày tuổi – 72 tuần tuổi)
đang tổ chức hỗ trợ chuyển giao và tiếp nhận 2 quy trình công nghệ
 
6 Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên thịt bố mẹ (trống CT12 x mái CT34) và con lai thương phẩm CT1234 an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Nam             Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022
7 Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn
nuôi đà điểu sinh sản, thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
            Chuẩn bị chuồng
nuôi, nhân lực để xuống giống 50 con 1 tháng tuổi nuôi thịt dự kiến chuyển giao vào
tháng 5 cho dự án.
- Nghiệm thu 03 quy trình nuôi thịt từ 4-12 tháng tuổi, quy trình thú y nuôi thương
phẩm và sinh sản vào cuối tháng 4.
8 ″Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn
nuôi đà điểu sinh sản và thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
            Chuyển giao con giống cho dự án trong năm gồm 40 đà điểu mái và 20 đà điểu trống 5 tháng tuổi (khối lượng 35 - 45 kg) và 100 đà điểu thương phẩm 2 tháng tuổi (khối lượng 7 – 9 kg).
- Chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản.
- Chuyển giao quy trình thú y phòng bệnh cho đà điểu sinh sản.
- Chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi đà điểu thịt.
- Chuyển giao quy trình thú y phòng bệnh cho đà điểu thương phẩm.
- Quy trình giết mổ và đóng gói hút chân không đà điểu
- Đào tạo 5 kỹ thuật viên.
- Tập huấn: 02 lớp tập huấn, mỗi lớp 50 người
+ Đã tập huấn đào tạo song 5 kỹ thuật viên cho dự án
+ Lập hồ sơ thầu con giống, thức ăn. Dự kiến tháng 7, 8 chuyển giao con giống
9 “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà
lông màu lai ML- VCN và gà thương phẩm trứng HA, theo hướng an toàn
sinh học tại tỉnh Điện Biên”.
            Hoàn thiện thuyết minh kí kết hợp đồng với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022
10 Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà TP cho thịt theo hướng liên kết chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thịt gà hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh”       350     Hoàn thiện thuyết minh kí kết hợp đồng với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022
11 Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi gà thả đồi quy mô nông hộ theo hướng bán thâm canh tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế”             Hoàn thiện thuyết minh kí kết hợp đồng với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022

KẾ HOẠCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022 VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ
* Tổ chức triển khai nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2022 và tổ chức triển khai 2 Dự án sản xuất thử cấp Nhà nước, thực hiện 05 nhiệm vụ cấp Bộ và 01 đề tài Phối hợp với Bộ môn di truyền -Viện Chăn nuôi, phối hợp với các đơn vị địa phương thực hiện 13 nhiệm vụ NTMN.
1.1. Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu chọn lọc ổn định năng suất 03 dòng gà TP và thử nghiệm một số tổ hợp lai thương phẩm có năng suất chất lượng cao, thực hiện theo đúng thuyết minh đã phê duyệt.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu chọn lọc ổn định năng suất 4 dòng đà điểu BV1, BV2, BV3, BV4, thực hiện theo đúng thuyết minh đã phê duyệt.
1.2. Đề tài, dự án cấp Nhà nước
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước: Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi gà chuyên trứng GT tại một số tỉnh phía Bắc, thực hiện theo đúng thuyết minh dự án đã phê duyệt.
1.3. Đề tài, dự án trọng điểm cấp Bộ
- Chọn tạo 2 dòng ngan năng suất cao từ nguồn nguyên liệu ngan Pháp R71SL nhập nội, thực hiện theo đúng thuyết minh đề tài đã phê duyệt.
- Chọn tạo 02 dòng vịt siêu thịt từ nguồn nguyên liệu vịt Star53 nhập nội, thực hiện theo đúng thuyết minh đề tài đã phê duyệt
- Nghiên cứu lai tạo một số dòng gà lông màu đặc sản năng suất chất lượng cao từ nguồn gen bản địa, thực hiện theo đúng thuyết minh đề tài đã phê duyệt
- Nghiên cứu xác định giá trị ME của một số thức ăn phổ biến và tỷ lệ tinh/thô thích hợp trong khẩu phần ăn của đà điểu.
1.4. Tổ chức thực hiện tốt các dự án nông thôn miền núi năm 2022, trong đó:
Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu hướng thịt bố mẹ TP và gà thương phẩm hướng trứng HA, hướng thịt TP tại tỉnh Hà Nam.
  Đơn vị chủ trì: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tài Phát – Hà Nam
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà lông màu hướng thịt bố mẹ TP và gà thương phẩm hướng trứng HA, hướng thịt TP chủ động được con giống gà TP ở quy mô phù hợp góp phần phát triển nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm gà lông màu tại Hà Nam.
Dự án: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt trang trại tiêu chuẩn VietGAHP theo chuỗi giá trị tại vùng cát tỉnh Quảng Trị
Đơn vị chủ trì: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Clean – Quảng trị
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ chăn nuôi gà trang trại tiêu chuẩn VietGAHP theo chuỗi giá trị nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất gà trang trại tại vùng đất cát tỉnh Quảng Trị
Dự án: “Ứng dụng tiến bộ KHKT theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học (lợn rừng lai, gà thả vườn) trong chuỗi giá trị khép kín tại tỉnh Tuyên Quang”
Đơn vị chủ trì: Công ty Cổ phần giống vật tư NLN Tuyên Quang
Ứng dụng thành công tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển chăn nuôi lợn (Lợn rừng x lợn đen địa phương/ lợn Mán/lợn Mông), gà thương phẩm ML - VCN và gà HA hướng trứng theo hướng chăn nuôi hữu cơ theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển chăn nuôi hữu cơ và tăng thu nhập cho người dân tại Tuyên Quang
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất ngan VCN/TP –VS7, trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Đơn vị chủ trì: Công ty TNHH sản xuất dịch vụ Anh Vũ - Hà Nam
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng thành công mô hình chăn nuôi ngan bố mẹ VCN/TP – VS7 và ngan thương phẩm chủ động được con giống, góp phần phát triển chăn nuôi thủy cầm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai hướng trứng HA theo chuỗi giá trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang”
Đơn vị chủ trì: Công ty TNHH Kim Tân Minh – Bắc Giang
Quy trình kỹ thuật thú y phòng bệnh cho gà lông màu hướng trứng HA bố mẹ và thương phẩm (từ 01 ngày tuổi – 72 tuần tuổi): đã chuyển giao và tiếp nhận quy trình thú y phòng bệnh cho gà HA bố mẹ và thương phẩm đang tổ chức hỗ trợ chuyển giao và tiếp nhận 2 quy trình công nghệ.
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên thịt bố mẹ (trống CT12 x mái CT34) và con lai thương phẩm CT1234 an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Đang thực hiện chuyển giao dự án
Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản, thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
Chuẩn bị chuồng nuôi, nhân lực để xuống giống 50 con 1 tháng tuổi nuôi thịt dự kiến chuyển giao vào tháng 5 cho dự án.
- Nghiệm thu 03 quy trình nuôi thịt từ 4-12 tháng tuổi, quy trình thú y nuôi thương phẩm và sinh sản vào cuối tháng 4.
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản và thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Chuyển giao con giống cho dự án trong năm gồm 40 đà điểu mái và 20 đà điểu trống 5 tháng tuổi (khối lượng 35 - 45 kg) và 100 đà điểu thương phẩm 2 tháng tuổi (khối lượng 7 – 9 kg).
+ Đã tập huấn đào tạo song 5 kỹ thuật viên cho dự án
+ Lập hồ sơ thầu con giống, thức ăn. Dự kiến tháng 7, 8 chuyển giao con giống
Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu lai ML- VCN và gà thương phẩm trứng HA, theo hướng an toàn sinh học tại tỉnh Điện Biên”
Hoàn thiện thuyết minh kí kết hợp đồng với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà TP cho thịt theo hướng liên kết chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thịt gà hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh”
Hoàn thiện thuyết minh kí kết hợp đồng với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022
Dự án: “Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi gà thả đồi quy mô nông hộ theo hướng bán thâm canh tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế”
Hoàn thiện thuyết minh kí kết hợp đồng với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2022
1.5. Đề tài phối hợp cấp Bộ           
- Chọn tạo hai dòng gà Đông tảo (Phối hợp Bộ môn Di Truyền). Thực hiện tháng 2018-2022.
1.6. Tiếp tục triển khai các đề tài cơ sở
- Chọn lọc ổn định năng suất hai dòng gà hướng trứng HA1, HA2
- Chọn lọc ổn định năng suất 3 dòng gà TP
- Chọn lọc nhân thuần 2 dòng gà Chọi
- Chọn lọc nhân thuần gà LV
- Chọn lọc nhân thuần gà Ai Cập
- Chọn lọc nhân thuần gà Mía
- Chọn lọc nhân thuần gà Ri
-  Chọn lọc nhân thuần gà TN
- Chọn lọc ổn định năng suất 2 dòng gà Dominant D629 và D523
- Chọn lọc ổn định năng suất 04 dòng vịt CT.
- Chọn lọc ổn định năng suất hai dòng vịt SH.
- Chọn lọc ổn định năng xuất vịt Star 53
- Chọn lọc ổn định năng suất 2 dòng ngan VS, V7.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất 04 dòng đà điểu BV1, BV2, BV3, BV4
1.7. Nuôi thích nghi
Nuôi giữ giống đà điểu nhập nội.
1.8. Hợp tác Quốc tế
Tiếp tục hợp tác với Hãng Grimaud Frères Cộng hòa Pháp để tiếp nhận và chuyển giao giống thủy cầm, học tập trao đổi kinh nghiệm về công tác chọn giống gia cầm.
2. Kế hoạch nuôi giữ giống gốc, sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022
2.1. Kế hoạch nuôi giữ và nhập giống gốc
- Thiết lập các yêu cầu về công tác vệ sinh an toàn sinh học thú y phòng bệnh, tăng cường chọn lọc, chăm sóc nuôi dưỡng đàn giống đảm bảo sản xuất ra con giống có chất lượng tốt.
-Gà LV: số lượng mái sinh sản bình quân là 3.500 mái gồm 02 dòng (dòng trống 1.500 mái và dòng mái 2.000 mái) để sản xuất ra 112.000 con gà bố mẹ.
- Vịt chuyên thịt: số lượng mái sinh sản bình quân/năm 2.600 mái gồm 02 dòng (dòng trống 1.000 mái và dòng mái 1.600 mái) để sản xuất ra 83.200 con vịt bố mẹ.
- Ngan 2.500 mái sinh sản (dòng trống 1000 mái + dòng mái 1.500 mái) sản xuất ra 70.000 con bố mẹ giống gốc.
2.2. Kế hoạch chuyển giao TBKT, sản phẩm KH&CN và dịch vụ sản xuất
- Tổ chức khai thác có hiệu quả cơ sở chuồng trại, trang thiết bị chuồng nuôi tại các trạm, xây dựng kế hoạch quy mô đàn hợp lý cho từng khu vực đảm bảo chu chuyển hợp lý, tranh thủ thời cơ của thị trường để nâng, giảm quy mô sản xuất phù hợp với từng thời điểm.
- Xuống giống thay đàn theo kế hoạch tháng 1,2, 3
- Tổ chức khai thác có hiệu quả cơ sở chuồng trại, trang thiết bị chuồng nuôi tại các trạm, xây dựng kế hoạch quy mô đàn hợp lý cho từng khu vực đảm bảo chu chuyển hợp lý, tranh thủ thời cơ của thị trường để nâng, giảm quy mô sản xuất phù hợp với từng thời điểm
- Lập kế hoạch chu chuyển cho đàn gia cầm, đi sâu vào năng suất sinh sản các đàn gia cầm, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật các đàn gia cầm
- Tiếp tục củng cố sửa chữa nâng cao cơ sở vật chất chuồng trại trang thiết bị phục vụ sản xuất
- Tăng cường quảng bá và tư vấn kỹ thuật và có giải pháp về thị trường tăng sức cạnh tranh của con giống.
-  Tiếp tục thực hiện tốc các giải pháp phòng chống dịch bệnh, nâng cao các biện pháp vệ sinh thú y đảm bảo an toàn sinh học cho đàn gia cầm

3. Kế hoạch hợp tác với địa phương

Dự án Nông thôn miền núi,  tiếp tục tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt:
Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu hướng thịt bố mẹ TP và gà thương phẩm hướng trứng HA, hướng thịt TP tại tỉnh Hà Nam.
Dự án: “Ứng dụng tiến bộ KHKT theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học (lợn rừng lai, gà thả vườn) trong chuỗi giá trị khép kín tại tỉnh Tuyên Quang”
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất ngan VCN/TP –VS7, trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai hướng trứng HA theo chuỗi giá trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang”
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên thịt bố mẹ (trống CT12 x mái CT34) và con lai thương phẩm CT1234 an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản, thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản và thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu lai ML- VCN và gà thương phẩm trứng HA, theo hướng an toàn sinh học tại tỉnh Điện Biên”
Dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi gà TP cho thịt theo hướng liên kết chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thịt gà hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh”
Dự án: “Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi gà thả đồi quy mô nông hộ theo hướng bán thâm canh tại các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế”
Đề xuất phối hợp dự án NTMN với các tỉnh thực hiện từ năm 2023.

4. Kế hoạch hợp tác quốc tế

(Đề nghị đơn vị bổ sung chi tiết theo phụ lục 4)
Hợp tác với Hãng Grimaud Frères Cộng hòa Pháp để tiếp nhận và chuyển giao giống thủy cầm.
5. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị
* Tại Thụy Phương:
Tiếp tục sửa chữa những phần xây dựng nhỏ như: sửa, vá nền chuồng. Dọi và thay lại những ngói bro nứt vỡ trên mái các chuồng nuôi.
* Tại Cẩm Bình:
Trạm đề xuất một số hạng mục xây dựng, sửa chữa sau:
 Khu Hành chính: xây cổng vệ sinh khử trùng vào khu sản xuất.
Khu ấp: làm lại toàn bộ nền nhà ấp 1
Khu A chăn nuôi vịt: Sửa lại nhà vệ sinh thú y khu A.
Khu B chăn nuôi ngan: sửa chữa và đổ lại nền chuồng, sân 02 chuồng ngan sinh sản B3, B4.
Ngoài ra sửa chữa nhỏ, trám vá các chuồng trại hỏng trong quá trình nuôi khi hết đàn tránh hiện tượng xuống cấp chuồng trại.
* Mua sắm một số thiết bị
+ Mua sắm một số thiết bị một số chuồng như (máng chuông tự động, ổ đẻ Inox, máng ăn Inox cho vịt sinh sản và các loại vật tư khác...
6. Công tác Kế hoạch Tài chính
Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, kế toán theo quy định. Tổ chức bộ máy kế toán theo dõi thanh toán, quản lý các nguồn kinh phí, nguồn vốn, vật tư tài sản
Thẩm định, thẩm tra các dự toán, đề xuất và hướng dẫn xây dựng dự toán đề tài dự án.
Thực hiện quyết toán kinh phí năm 2021 theo kế hoạch.
Cấp kinh phí các chương trình đề tài, dự án theo dự toán đã được phê duyệt.
7. Kế hoạch đào tạo, thông tin
- Viết bài trên tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, tạp chí thi đua khen thưởng.
- Triển lãm, đăng tin, viết báo cáo để tăng tải quảng cáo sản phẩm mới của Trung tâm trên các báo, mạng.
- Chụp ảnh và làm tờ rơi quảng bá sản phẩm chủ lực của Trung tâm.
- Quản lý hoạt động trang Web, FB của Trung tâm ....
Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá các thành tựu nghiên cứu khoa học, các sản phẩm khoa học đến với người sản xuất. Viết báo để đăng tải quảng cáo sản phẩm mới của Trung tâm trên báo nông nghiệp, Hội chăn nuôi, trang vàng ngành chăn nuôi, tạp chí thế giới gia cầm...Duy trì hoạt động trang Web của Trung tâm có hiệu quả.
Trong thời gian tới tiếp tục tạo điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu tham gia xét tuyển nghiên cứu sinh và đào tạo thạc sỹ Nông nghiệp.
 Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá các thành tựu nghiên cứu khoa học, các sản phẩm khoa học đến với người sản xuất. Duy trì hoạt động trang Web của Trung tâm và đi vào hoạt động có hiệu quả.
8. Kế hoạch tổ chức bộ máy, công tác cán bộ  và quản lý điều hành hoạt động
- Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ trong việc quản lý và điều hành mọi hoạt động cơ quan, trên cơ sở các cơ chế được xây dựng phù hợp và tiếp thu sự chỉ đạo lãnh đạo Viện Chăn nuôi và các cơ quan cấp trên. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng chức năng với các đơn vị trực thuộc tạo sự đồng thuận cao trong một khối thống nhất.
- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ công chức và người lao động theo đúng quy định hiện hành.
- Trung tâm vẫn đảm bảo việc làm cho 179 người, đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội.
 

  Ý kiến bạn đọc

ĐỊA CHỈ CÁC TRẠM TRỰC THUỘC TRUNG TÂM

  • 1. Trạm nghiên cứu chăn nuôi gia cầm Thụy Phương
    Địa chỉ: Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    Điện thoại: 0969.297.488; Fax: 0243.8385804

  • 2. Trạm nghiên cứu chăn nuôi thủy cầm Cẩm Bình
    Địa chỉ: Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương
    Điện thoại: 0967.210.499; Fax: 0220.3786.475

  • 3. Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên
    Địa chỉ: Đắc Sơn, Phổ Yên, Thái Nguyên
    Điện thoại: 0967.841.488

  • 4. Trạm nghiên cứu chăn nuôi Đà Điểu Ba Vì
    Địa chỉ: Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội
    Điện thoại: 0968.813.499

  •  

NCGC Thụy Phương
Địa chỉ:Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:0243.8389773
Fax:0243.8385804
Gmail:giacamthuyphuong@gmail.com
Website:http://www.giacamthuyphuong.vn
© Copyright Thuy Phuong Poultry Research Center

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây